Artiste Huynh Tam (Ghislain Ripault)


Né en 1948 à Ninh Hoa,  Khanh Hoa ( Sud Viet Nam ), Huynh Tam a beaucoup exposé dans son pays, obtenant des récompenses et publiant en revues et en albums ( 1970 et 1972 ) . Professionnel, il a réalisé des reportages sur la société. Il  tirait toujours en noir et blanc; trop chère, la couleur n'était utilisée que pour des couvertures, et la qualité de l'impression était plutôt médiocre .
Après 1975, il est " Rééduque ", puis écope de six mois de prison pour avoir pris des photos. Il réussira cependant le reportage qu'il désirait faire avant de partir : il " négocie " une autorisation de photographier et mêle des photos clandestines à d'autres anodines. Il sortira ses précieuses pellicules comme d'autres emportent un peu de terre à la semelle de leurs sandeles. 1600 photo en tout .

Giới thiệu tác giả-một thiền sư nhiếp ảnh gia ( Nguyễn Gia Thưởng )

.Chân dung Huỳnh Tâm

Lần đâu tiên tôi gặp anh Huỳnh Tâm vào năm 1986, nhân một cuộc triển lãm "Tuần lễ văn hóa Việt Nam" tại Abbaye de Dieleghem ở Jette-Bỉ, chính xác là ngày 20/09/1986. Anh đã thổi một luồng sinh khí qua những bức hình siêu thực và sống động ghi lại những sinh hoạt thường ngày của người dân Việt Nam. Lúc đó tôi không hề biết anh đã đoạt nhiều giải thưởng huy chương Vàng-Bạc-Đồng Quốc tế (Titre International: MFP. APP. PJP. AMP. PTF. PTJ. TAP.) trong ngành nhiếp ảnh.

Tác Giả Và Tác Phẩm Huỳnh Tâm



Cơ Khí Đích Thực
Tác phẩm Cơ Khí Đích Thực mở ra hướng sáng tác mới trong bộ môn nghệ thuật nhiếp ảnh khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Triển lãm ảnh Mùa Xuân Sài Gòn 1979 đoạt giải Nhất, Liên Hoan Ảnh Nghệ Thuật 1980 đoạt giải Huy Chương Vàng.

Musée Français De La Photographie mời tham dự cuộc triểm lãm Quốc Tế ngày 8 tháng 6 năm 1986, qui định mỗi nhiếp ảnh gia tham dự theo chủ đề của toàn bộ tác phẩm nghệ thuật, mang tính sáng tạo đương đại. Tác giả chọn chủ đề Phóng Sự Xã Hội Việt Nam, và tác phẩm Cơ Khí Đích Thực làm đại biểu cho bộ ảnh nghệ thuật trên 120 tác phẩm.
Thành quả đoạt giải Huy Chương Đồng và danh hiệu Quốc Tế MFP.

Tác phẩm chào đời vào lúc 9 giờ sáng, tại trung tâm thép Thủ Đức, Sài Gòn. Với tốc độ 30, khẩu độ 11.
Bộ ảnh Phóng Sự Xã Hội Việt Nam được lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Bộ ảnh nghệ thuật này giới thiệu tác giả đến ( Titre de l'International: MFP. APP. PJP. AMP. PTF. PTJ. TAP  ).
ÿ  Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm
  Nguồn: Báo chí Ngoại ngữ và Việt ngữ.

Hành Trình Cuộc Đời

Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm


  Thân phận sinh ra trong miền cát mênh mông của cát, có ước mê đổi đời nhưng không thôi thúc ý chí, dù thân phận đôi khi vượt đồi cát, thế nhưng chưa ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn và nghĩa trang, họ tiếp tục lẫn quẩn đời sống trong tầm mắt chưa nhìn hết đồi cát khô cằn. Một góc cạnh Xã hội Việt Nam, in đậm muôn thuở nghèo khổ của thân phận.

Ghi vào film, lúc 7 giờ sáng, qua cuộc săn ảnh nghệ thuật tại Mũi Né, tỉnh Phan Thiết VN, ngày 20/01/1977. Với tốc độ 250, khẩu độ 16.

Kéo Con Vó

 Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm






  Thời xa xăm không ai biết tên người sáng tạo phương tiện cào cá bằng con Vó, chỉ thấy người dân sinh sống trên sông Hồng bằng phương tiện kéo con Vó. Đến năm 1945 có một số người dân sông Hồng di cư vào Nam, sinh cư lập nghiệp tại Rạch Ông quận 5 Chợ Lớn, Sài Gòn. Đời sống mới của họ được sung túc, không còn đoái hoài đến kéo con Vó, tuy rằng họ sống bên sông Sài Gòn, ngày tháng trôi qua tưởng chừng con Vó đã mai một từ lâu.

Xóm làng Rạch Ông, bỗng trở mình sau 25 năm, bởi một nghị quyết do nhà nước ban hành ( Ngăn sông cấm chợ ) đời sống của người dân xuống thấp. Con Vó trở lại với người dân đúng lúc xã hội Việt Nam bần cùng.

Ghi vào film, lúc 15 giờ chiều, qua cuộc săn ảnh nghệ thuật, ngày 20/07/1976, tại Rạch Ông quận 5 Chợ Lớn-Sài Gòn.. Với tốc độ 60, khẩu độ 11.

Chứng Nhân Lịch Sử Việt Nam

Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm

  Mẹ Nhìn chân dung con, thương đời khốn khó, trải qua cuộc chiến tranh tương tàn Bắc Nam, để lại làng mạc hoan vu, ruộng nương khuất bóng mục đồng, thành phố vành khăn áo sô gai, rừng già luồi bước, khắp mọi nơi đời sống hầu như xóa trắng. Nó đã cướp mất biết bao triệu người.
Tuy nay sơn hà đã được thống nhất, nhưng lòng người tiếp tục chiến tranh, với chế độ ý thức hệ vũ trang thù hằn. Kẻ thắng người thua hụp lặn trong giai cấp mới và không tha thứ cho nhau. Tác phẩm Chứng Nhân Lịch Sử Việt Nam, tiêu biểu hơn 25 năm chiến tranh, viết vào trí tuệ một áo uẩn đau thương khốn cùng của dân tộc .
Dân tộc Việt Nam đang khao khác hạnh phúc và hy vọng ngày mai thực hiện được quyền sống làm người.

Ghi vào film, lúc 16 giờ, ngày 20/04/1976 tại Bình Đông quận 5, Chợ Lớn-Sài Gòn Việt Nam,. Với tốc độ 60, khẩu độ 8.

Trang Giáo Lý Nhà Phật

Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm


Vị sư trẻ di cư vào Nam, năm 1954. Đem lòng vương vấn hồng trần nhớ quê, nhớ cảnh, nhớ người Hà Nội. Sau ngày định cư đời thường ổn định, vị sư lập chùa tại Thủ Đức, kiến trúc theo mẫu chùa Một Cột Hà Nội nhưng lớn hơn vật liệu bê-tông cốt sắt. Sau 1975 mới biết vị sư trẻ đã ngoài 60 đọc lộn Trang Giáo Lý Nhà Phật.

Ghi vào film, lúc 8 giờ sáng, Ngày 29/02/1973. Tốc độ 125, khẩu độ 11.