Giới thiệu tác giả-một thiền sư nhiếp ảnh gia ( Nguyễn Gia Thưởng )

.Chân dung Huỳnh Tâm

Lần đâu tiên tôi gặp anh Huỳnh Tâm vào năm 1986, nhân một cuộc triển lãm "Tuần lễ văn hóa Việt Nam" tại Abbaye de Dieleghem ở Jette-Bỉ, chính xác là ngày 20/09/1986. Anh đã thổi một luồng sinh khí qua những bức hình siêu thực và sống động ghi lại những sinh hoạt thường ngày của người dân Việt Nam. Lúc đó tôi không hề biết anh đã đoạt nhiều giải thưởng huy chương Vàng-Bạc-Đồng Quốc tế (Titre International: MFP. APP. PJP. AMP. PTF. PTJ. TAP.) trong ngành nhiếp ảnh.

Anh ít nói. Anh luôn trầm tĩnh. Anh xem những việc làm của anh là chuyện bình thường. Gần gũi với anh, người ta mới thấy anh có tấm lòng nhân ái rộng mở. Anh đã tìm trâu, anh đã cưỡi trâu và nay anh thõng tay vào chợ.

Nhờ phá chấp, anh có biệt tài hòa mình với thiên nhiên và lột tả được hết những đặc điểm của từng sự vật, của từng quang cảnh anh ghi vào ống kính. Anh luôn tôn trọng trạng thái tự nhiên. Anh dùng bố cục sẵn có vì anh không thích dàn dựng.

Những bức hình anh chụp không ai mua được. Anh cho hoặc anh tặng, nếu không thì chỉ có thể đánh cắp của anh.

Tôi còn được biết anh là người âm thầm bỏ công xây dựng cơ cấu trong trại và những nơi thờ phụng cho người tị nạn tại đảo Pulau Galang trong thời gian hai năm (1983-1985) anh ở lại đây. Anh có bằng ban khen của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc vì công trình này.

Ít ai biết anh là một nghệ sĩ đa tài vì anh rất khiêm tốn. Khiêm tốn đến mức độ người ta tưởng anh là một gã lờ mờ. Nhưng có lẽ chính vì nét lờ mờ đó anh qua mặt được tình báo Hoa Nam và đã xâm nhập vào tận xào huyệt của họ để thu thập và cống hiến những tài liệu quý giá mà quý vị đăng có trong tay.

Anh đã vào sanh ra tử để thu thập những tài liệu vô giá được cất giấu rất kỹ đàng sau một bức trường kiên cố.
Có thể nói hồn thiêng sông núi đã đưa đẩy anh vào nơi hang hùm để anh ôm trọn 72 ký lô tài liệu Hoa Nam về Pháp.
Anh là người Việt Nam duy nhất xâm nhập hàng ngũ Trung Quốc chứng kiến những trận đánh khốc liệt tại dãy núi Lão Sơn của Việt Nam vào năm 1987. Anh đã theo dõi cuộc chiến này ròng rã 20 năm dài. Nếu không có những hình ảnh đính kèm trong những bài tường thuật của anh, chắc chắn người đọc nghĩ rằng anh dàn dựng những câu chuyện này, vì sự thực quá khủng khiếp.

Thông thường con người chỉ chấp nhận những gì phù hợp với quan điểm và định kiến của mình và gạt qua một bên những sự kiện phản bác. Anh Tâm cả gan viết lên sự thật mà phần đông không muốn nhìn thấy. Trước khi ra mắt cuốn sách này anh đã viết hàng trăm bài tham luận lột trần nhân vật Hồ Chí Minh mặc dù những thân hữu trong nước cảnh báo anh không nên đụng đến thần tượng này.

Anh là con người liều lĩnh, không bao giờ biết sợ. Nhưng trong con người của anh hiển hiện một tấm lòng bao dung, chấp nhận những khuyết điểm của con người. Vì vậy anh có danh hiệu là Viên Dung. Anh là một thiền sư không khoác áo cà sa.

Bí mật Hội Nghị Thành Đô chỉ là một trong vô số tài liệu anh có trong tay. Anh đang cố gắng cống hiến cho lịch sử những tài liệu tố giác hành vi bán nước của đảng Cộng Sản Việt Nam và những sự thật cần phải đưa ra ánh sáng. Mong sự đóng góp nhỏ nhoi của anh soi sáng được phần nào cảnh u mê trong đó các đảng viên còn đang đắm chìm. Anh xứng danh là người lưu truyền ký ức. Anh trả lại cho lịch sử những dữ kiện đúng vào vị trí của nó, chứ không theo khuôn mẫu của kẻ thắng cuộc. Anh đang phá vỡ nỗ lực kiểm soát quá khứ của một băng đảng khủng bố không hề biết xây dựng đất nước.
Nguyễn Gia Thưởng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét