Tác Giả Và Tác Phẩm Huỳnh Tâm



Cơ Khí Đích Thực
Tác phẩm Cơ Khí Đích Thực mở ra hướng sáng tác mới trong bộ môn nghệ thuật nhiếp ảnh khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Triển lãm ảnh Mùa Xuân Sài Gòn 1979 đoạt giải Nhất, Liên Hoan Ảnh Nghệ Thuật 1980 đoạt giải Huy Chương Vàng.

Musée Français De La Photographie mời tham dự cuộc triểm lãm Quốc Tế ngày 8 tháng 6 năm 1986, qui định mỗi nhiếp ảnh gia tham dự theo chủ đề của toàn bộ tác phẩm nghệ thuật, mang tính sáng tạo đương đại. Tác giả chọn chủ đề Phóng Sự Xã Hội Việt Nam, và tác phẩm Cơ Khí Đích Thực làm đại biểu cho bộ ảnh nghệ thuật trên 120 tác phẩm.
Thành quả đoạt giải Huy Chương Đồng và danh hiệu Quốc Tế MFP.

Tác phẩm chào đời vào lúc 9 giờ sáng, tại trung tâm thép Thủ Đức, Sài Gòn. Với tốc độ 30, khẩu độ 11.
Bộ ảnh Phóng Sự Xã Hội Việt Nam được lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Bộ ảnh nghệ thuật này giới thiệu tác giả đến ( Titre de l'International: MFP. APP. PJP. AMP. PTF. PTJ. TAP  ).
ÿ  Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm
  Nguồn: Báo chí Ngoại ngữ và Việt ngữ.

Hành Trình Cuộc Đời

Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm


  Thân phận sinh ra trong miền cát mênh mông của cát, có ước mê đổi đời nhưng không thôi thúc ý chí, dù thân phận đôi khi vượt đồi cát, thế nhưng chưa ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn và nghĩa trang, họ tiếp tục lẫn quẩn đời sống trong tầm mắt chưa nhìn hết đồi cát khô cằn. Một góc cạnh Xã hội Việt Nam, in đậm muôn thuở nghèo khổ của thân phận.

Ghi vào film, lúc 7 giờ sáng, qua cuộc săn ảnh nghệ thuật tại Mũi Né, tỉnh Phan Thiết VN, ngày 20/01/1977. Với tốc độ 250, khẩu độ 16.

Kéo Con Vó

 Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm






  Thời xa xăm không ai biết tên người sáng tạo phương tiện cào cá bằng con Vó, chỉ thấy người dân sinh sống trên sông Hồng bằng phương tiện kéo con Vó. Đến năm 1945 có một số người dân sông Hồng di cư vào Nam, sinh cư lập nghiệp tại Rạch Ông quận 5 Chợ Lớn, Sài Gòn. Đời sống mới của họ được sung túc, không còn đoái hoài đến kéo con Vó, tuy rằng họ sống bên sông Sài Gòn, ngày tháng trôi qua tưởng chừng con Vó đã mai một từ lâu.

Xóm làng Rạch Ông, bỗng trở mình sau 25 năm, bởi một nghị quyết do nhà nước ban hành ( Ngăn sông cấm chợ ) đời sống của người dân xuống thấp. Con Vó trở lại với người dân đúng lúc xã hội Việt Nam bần cùng.

Ghi vào film, lúc 15 giờ chiều, qua cuộc săn ảnh nghệ thuật, ngày 20/07/1976, tại Rạch Ông quận 5 Chợ Lớn-Sài Gòn.. Với tốc độ 60, khẩu độ 11.

Chứng Nhân Lịch Sử Việt Nam

Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm

  Mẹ Nhìn chân dung con, thương đời khốn khó, trải qua cuộc chiến tranh tương tàn Bắc Nam, để lại làng mạc hoan vu, ruộng nương khuất bóng mục đồng, thành phố vành khăn áo sô gai, rừng già luồi bước, khắp mọi nơi đời sống hầu như xóa trắng. Nó đã cướp mất biết bao triệu người.
Tuy nay sơn hà đã được thống nhất, nhưng lòng người tiếp tục chiến tranh, với chế độ ý thức hệ vũ trang thù hằn. Kẻ thắng người thua hụp lặn trong giai cấp mới và không tha thứ cho nhau. Tác phẩm Chứng Nhân Lịch Sử Việt Nam, tiêu biểu hơn 25 năm chiến tranh, viết vào trí tuệ một áo uẩn đau thương khốn cùng của dân tộc .
Dân tộc Việt Nam đang khao khác hạnh phúc và hy vọng ngày mai thực hiện được quyền sống làm người.

Ghi vào film, lúc 16 giờ, ngày 20/04/1976 tại Bình Đông quận 5, Chợ Lớn-Sài Gòn Việt Nam,. Với tốc độ 60, khẩu độ 8.

Trang Giáo Lý Nhà Phật

Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm


Vị sư trẻ di cư vào Nam, năm 1954. Đem lòng vương vấn hồng trần nhớ quê, nhớ cảnh, nhớ người Hà Nội. Sau ngày định cư đời thường ổn định, vị sư lập chùa tại Thủ Đức, kiến trúc theo mẫu chùa Một Cột Hà Nội nhưng lớn hơn vật liệu bê-tông cốt sắt. Sau 1975 mới biết vị sư trẻ đã ngoài 60 đọc lộn Trang Giáo Lý Nhà Phật.

Ghi vào film, lúc 8 giờ sáng, Ngày 29/02/1973. Tốc độ 125, khẩu độ 11.

Xe Thổ Mộ

hiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm

Người dân nông thôn Miền Nam di chuyển mọi nơi bằng xe Thổ Mộ, ở Sài Gòn thường thấy những bến xe Thổ Mộ tại ven Chợ Lớn, Sài Gòn như chợ Tôn Đản, Tân Thuận Quận 4, hay chợ Lăng Ông Gia Định v.v... xa hơn có bến xe Thổ Mộ khá sầm uất, nằm trên trục lộ giao điểm trao đổi hành hoá như chợ Ma Cần Giuộc. Chợ này có từ bao giờ không ao rõ, có người nói vào thời Pháp thuộc, chợ sinh hoạt từ 12 giờ đêm đến 4 giờ sáng, sau đó trả lại cho không gian một khu đất vắng vẻ.


Ghi vào film, 9 giờ  sáng, ngày 12/12/1973, tại Chợ Ma Cần Giuộc. Với tốc độ 30 và khẩu độ 8.

Nào Ai Biết Cuộc Đời Trước Sau

Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm

Người thương binh, Đại tá Lân QLVNCH, đứng trước tấm bản xem danh sách, tìm thân nhân hay bạn bè trong trại tỵ Pulau Galang 1. người đứng bên kia tấm bản cũng thế. Đại tá Lân rà trong danh sách tìm được địa chỉ của một người cùng quê, thời thơ ấu học chung trường làng, ngày sau không cùng chiến tuyến, y mang quân hàm Đại Úy QGPMN cũng vượt biên đến trại này. Đại tá Lân vội vã hai tay chống nạng gỗ và một chân rời khỏi bản danh sách tỵ nạn, đi tìm kẻ địch, khi Đại tá Lân đến nơi, kẻ địch đi vắng, một chặp cả hai chạm mặt mới biết chính là người đứng bên kia tấm bản. Đại tá Lân muốn làm thịt kẻ địch ra thành trăm mảnh, nhưng trời trớ trêu kẻ địch đã Chiêu Hồi 6 năm trước 1975 và lập gia đình với một cô cháu gái họ, sinh được 3 mặt con, gọi Đại tá Lân bằng chú. Một thương cảm gặp tại đường cùn.

Tác phẩm này tình cờ trong cảm hứng, nhằm tặng Đại tá Lân, nhờ vậy mới biết câu chuyện đời này tại trại tỵ nạn Pulau Galang 1.

Ghi vào film, lúc 9 giờ sáng, ngày 16/12/1983, tại Pulau Galang I Indonesia, trời nắng gắt, tốc độ 125, khẩu độ 16.

Chó Vàng Và Bộ Xương Thuyền

Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm



Từ năm 1976 đến 1989. Chó vàng tiêu biểu chế độ Cộng Sản Việt Nam, nó nằm trong bộ xương thuyền để bán bải vượt biên. Những bộ xương thuyền chuẩn bị đóng ván, trét chai, lấp máy anh ba đầu bạc là hạ thủy, có đi không trở lại. Và những ghe thuyền nhỏ không có săn dầu ra khơi, nằm ụ lâu ngày ván mục nát phơi xương.

Ghi vào film, lúc 16 giờ, ngày 15/7/1981, tại Phước Tỉnh, Bình Tuy Việt Nam,. Tốc độ 30, khẩu độ 5.6.

Sống

 Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm

Đàn bò Mũi Né, vượt qua bên kia vùng hứa hẹn của cỏ. Hình ảnh đàn bò gắn bó với đồng nội, hiển hiện mọi nơi Miến Nam Việt Nam thanh bình một thuở. Sau ngày 30/4/1975 chúng tôi trở lại Mũi Né không còn thấy đàn bò đi qua đồi cát. Nó đã biến mất, chỉ để lại trang trại và lác đác phân bò đã mụt hòa vào đất. Gặp lại người chăng nuôi gia súc năm xưa, đang đướng cạnh chuồng bò với đôi mắt chăm chiêu, quyến luyến hình ảnh đã bị cướp mất.

Ghi vào film, lúc 8 giờ, ngày 25/02/1973, tại Mũi Né tỉnh Phan Thiết Việt Nam. Tốc độ 250, khẩu độ 16.

Chết Đói Trước Khi Học Được Một Chữ

Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm


Huyện Cần Giờ, bốn bờ nước ngọt, mặn lợ lợ, cửa biển Vũng Tàu, mặt biển nước mặn thủy triều hai thời, mặt sông nước ngọt ròng hai thời và theo mặt trăng thêm một thời ròng. Tôm, Cua, Ốc, Sò sống theo bờ đặc như nêm, không ai để ý đến chúng. Sau 1975 chế độ tem phiếu, khan hiếm lương thực, khoai củ ra đời và nghị quyết ngăn sông cấm chợ, người dân Miền Nam đói khổ, ăn không đủ no và tiếp theo đại họa thất nghiệp. Hậu quả sinh ra xã hội đói, thanh thiếu nhi phải bỏ học đi tìm sống không chờ chết, mỗi em thay cha mẹ đi mò Nghêu, Tôm, Cua, Ốc, Sò, Hến để phụ kinh tế cho gia đình.

Ghi vào film, lúc 10 giờ sáng, ngày 25/02/1977, tại huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam. Với Tốc độ 125, khẩu độ 16.

Viễn Tượng Nào Cho Tuổi Thơ

 Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm

 Nhà nước không còn lưu tâm đến giáo dục học đường, tiêu biểu trường Trần Hưng Đạo Quận I, Sài Gòn vắng bóng thầy, cô, học trò. Đưa đến tình trạng lề đường in đậm nét tuổi thơ hành nghề vá xe đạp, v.v... để tìm kiếm độ nhật cho qua cơn thịnh nộ của bao tử. Hình ảnh tố cáo chế độ tạo ra đường cùng xã hội, chỉ có đảng mới được quyền sống, như người ta nói :

"Lá vàng còn ở trên cây,
Lá xanh rụng xuống, trời hay chăng trời".

Ghi vào film, lúc 8 giờ 30 sáng, ngày 10/05/1980, tại Quận I, Sài Gòn. Với tốc độ 60, khẩu độ 16.

Con Thuyền Bến Mê


Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm

Con thuyền vốn không khá, gặp phải 1975 càng tơi tả hơn. Đất nước rách nát từ con người đến muôn vật, thuyền tuyệt vọng không còn ước mê bến tân giang, cắm sào đứng yên một bến, một bờ trong bóng mịt mờ thời đại, đôi lúc chòng chành lững lờ trôi theo dòng nước.

Than rằng :
"Thuyền ngược, ta khấn gió Nam,
Thuyền xuôi ta khấn mưa nguồn gió may".

Ghi vào film, lúc 16 giờ chiều, ngày 10/05/1980, tại bến sông Sài Gòn. Với tốc độ 60, khẩu độ 16.

Có Biển Cũng Như Không



 Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm
Sau 1975. Việt Nam hoàn toàn vắng bóng thuyền lớn đánh cá vùng biển Đông 200 hải lý, gồm vịnh Bắc Bộ, hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được xem là vùng biển tài nguyên thiên nhiên còn nguyên vẹn, giá trị hải sản bất tận v.v...

Nguyên nhân, chế độ Cộng Sản VN, chủ động bán bãi bờ để thu hoạch vàng, cho phép thuyền lớn đồng loạt vượt biên. Sâu xa hơn đây là phương tiện tống khứ người dân Miền Nam ra biển khơi. Trái lại người dân Miền Nam quyết tâm từ chối chế độ Cộng Sản Việt Nam để đi tìm Tự Do không hề nao núng sợ hải biển khơi.

Việt Nam trả giá, chỉ còn lại những con thuyền nhỏ bé đánh cá giới hạn 12 hải lý. Nếu thuyền đi xa sẽ gặp phải tàu ma, như Nhiếp anh gia Cao Đàm đã từng cảnh báo qua tác phẩm ( Con Tàu Ma ).

Ghi vào film, lúc 7 giờ sáng, ngày 09/02/1978, tại bờ biển, tỉnh Quảng Ngãi. Với tốc độ 30, khẩu độ 16.

Sống Bên Sông Rạch

Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm

Thiên nhiên ưu đãi cho Miền Nam Việt Nam một vựa lúa lớn trong vùng Đông Nam Á, ngoài ra còn có sông rạch chằng chịt, đường thủy giao thông trong Miền rất tiện lợi, đời sống của người dân không âu lo về cái ăn cái mặc, nhờ có lúa trước mặt và cá dưới chân.
Thiên nhiên còn cho những ưu đãi khác, như Phù Sa tạo ra nhiều ruộng đồng của cải và đất nước đến đâu có cá đến đó.
Những em bé gái đùa với cá trên sông rạch cũng đủ đem về nhà một buổi cơm, canh thịnh soạn.

Ghi vào film, lúc 16 giờ, ngày 19/06/1972, tại tỉnh tỉnh Bến Tre. Với tốc độ 30, khẩu độ 11.

Huyết Mạch Kinh Tế Sài Gòn, Chợ Lớn

ÿ   Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm
Sông Sài Gòn có những phụ lưu đáng kể nhất như sông Thị Nghè, thiên nhiên ưu đãi cho Chợ Lớn một giao thông đường thủy và những kinh rạch lớn nhỏ chằng chịt như kinh Đậu Hủ, kinh Chà Và, đổ vào hợp lưu Bình Đông v.v...

Nhờ địa thế đường thủy, Chợ Lớn trở thành sầm uất, trung tâm của huyết mạch về kinh tế. Chợ Lớn tiếp nhận đặc sản từ Lục Tỉnh cung cấp cho toàn Thủ Đô Sài Gòn v.v... Bến Bình Đông thành hình vịnh sông ngòi ghe thuyền chuyên chở lúa gạo về trung tâm dự trữ Quốc gia.

Ghi vào film, lúc 8 giờ sáng, ngày 19/06/1971, tại nhánh sông Chợ Lớn. Với tốc độ 30, khẩu độ 11.

Chợ Đà Lạt



Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm
  Đứng trên lầu 1 chợ Đà Lạt, nhìn xuống thấy một khu dành riêng bán hàng gánh, như Bún Thang, Bún Riêu, Bún Chả, Bánh Nếp, Bánh Đúc, Bánh Nhân, Bánh Bèo, Bánh Bò, Bánh Bông Lan, Bánh Cốm, Bánh Cuốn, Bánh Da Lợn, Bánh Dứa, Bánh Gai, Bánh Tro, Bánh Giò, Bánh Hỏi, các loại Chả, Nem và Chè v.v... Nói chung rất nhiều loại bánh của ngon vật lạ, tuy nhiên cũng không thể thiếu những loại bánh ăn chay. Ở đây không kể hết thực đơn ăn sáng của quý bà. Pha lẫn những tiếng rao hàng, người ăn, kẻ bán rất rộn rip cà một gốc chợ đặc thù Đà Lạt.

Ghi vào film, lúc 8 giờ sáng, ngày 11/01/1974, tại Đà Lạt. Với tốc độ 125, khẩu độ 11.

Vườn Cau

ÿ Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm
  Người Bách Việt có tục lệ Trầu Cau, dùng trong ba ngày Tết, lễ hội, cưới hỏi v.v... trong dân gian Việt Nam có một chuyện tình Vôi, Cau, Trầu rất tình đời. Trầu-Cau trở thành Văn hóa xã giao hàng đầu " Miếng Trầu là đấu câu chuyện" và người con gái lập gia đình cha mẹ được ăn miếng Trầu rất là hãnh diện, cho nên Phong Dao có nói: "Miếng Trầu nên dâu nhà người . Đối với giới Nữ xem Trầu Cau là hạnh phúc trăm năm, cho nên em yêu chàng có lời rằng:

" Có Cau mà chẳng có trầu.
Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm ".

Người Bách Việt khám phá hợp tính Vôi, Trầu, Cau để làm tăng khích thích hạnh phúc gia đình.
Ghi vào film, lúc 8 giờ sáng, ngày 19/06/1971, tại Tây Ninh. Với tốc độ 125, khẩu độ 8.

Tiêu Điều

ÿ Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm
 

  Chiến tranh ào đến, biến Chùa, Am miếu tiêu điều, bình địa. Bom đạn cướp mất tiếng kinh kệ sáng chiều gồm tám mạng sống, chỉ còn lại một tượng Phật lộ thiên, 1/4 mái chùa sau và một Chú Tiểu nay là Đại Đức. Sau 1975 ngôi chùa vẫn còn đậm dấu ấn Mậu Thân ( Xuân 1968 ).

Ghi vào film, lúc 16 giờ, ngày 22/10/1973, tại Bạc Liêu Miền Nam Việt Nam. Với tốc độ 30, khẩu độ 8.

Thả Con Diều


ÿ Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm

  Ba tháng Hè, các em ở miền quê, thả con Diều làm thú tiêu khiển. Trò chơi xa xưa lắm, nào ai biết có từ bao giờ, cái thú vui của thiếu nhi và cả người lớn cũng về hồi ức một thời âu thơ.
  Chú ơi, chiều nay gió lộng, con diều bay cao lắm, chú thấy có vui không ?

Ghi vào film, lúc 16 giờ, ngày 19/06/1973, tại thôn Vĩnh Phú, Ninh Hòa, Khánh Hòa. Tặng các em thiếu nhi. Với tốc độ 125, khẩu độ 11.

Bánh Tráng Hóc Môn

ÿ Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm
Huyện Hóc Môn cách Sài Gòn 10 km. Nổi tiếng đặc sản bánh tráng, ở đây có hai loại bánh Tráng Trơn và bánh Tráng Hạt Mè. Các em nghĩ Hè ở nhà phụ phơi bánh Tráng với Chị.

Ghi lại vào lúc 8 giờ sáng, ngày 19/06/1972, tại Hóc Môn Gia Định. Với tốc độ 125, khẩu độ 11.

Ngăn Sông Cấm Chợ

ÿ Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm
Sau ngày 30/4/1975. Nhà nước Cộng Sản ra lệnh Ngăn Sông Cấm Chợ ( Sở hữu kinh tế toàn dân bị CS tịch thu và cấm ghe-thuyền không được buôn bán trên sông, cấm chợ không được mở cửa mua bán) Tất cả kinh tế do nhà nước quảng lý qua sổ hộ khẩu, hợp tác xã là nơi duy nhất bán nhu yếu phẩm. Dân Sài Gòn gọi là độc quyền kinh tế thương mại của chế độ, bấy giờ xuất hiện xe đạp chở những cái Lu ra đời, gọi là xe đạp Lu, di chuyển nhiều hướng khác nhau do người dân tự động tổ chức, lương thực để trong Lu chở về Sài Gòn và Chơ Lớn cung cấp cho dân.

Ghi lại vào lúc 8 giờ sáng, ngày 10/3/1976, tại xa lộ Thủ Đức. Với tốc độ 125, khẩu độ 11.

Chợ Dốc Hanh Tỉnh Thái Nguyên

ÿ Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm
 
Chợ Dốc Hanh tỉnh Thái Nguyên, Miền Bắc, Việt Nam lác đác bấy nhiêu người, mua thúng bán mẹt, mặc hàng rau cải lưa thưa, một mẹt  bán kim chỉ, va mẹt bán quần áo cũ vải thô và những phụ tùng xe đạp phế thải.

Người dân ở đây sống nhờ sản xuất Chè ( Trà ) và  Than Đá, ngoài ra còn có hai lò luyện thép ( Lò Thấp do Trung Hoa tài trợ nay đã lỗi thời và xuống cấp. Lò Cao do Đức Quốc tài trợ. Hình ảnh sinh hoạt tại chợ lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên, cho người xem hình dung được đời sống của người dân ở đây. Tuy rằng có Chè, Than Đá và lò luyện thép.

Ghi lại vào lúc 8 giờ sáng, ngày 17/1/1979 tại chợ tỉnh Thái Nguyên,. Với tốc độ 125, khẩu độ 11.

Nhà Máy Giấy Vân Đồn




Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm
Nhà máy sản xuất giấy Vân Đồn, cung cấp sách vở cho trung tâm học liệu và phân phối từ Nam ra Trung. Nhất là sách vở cung cấp cho chương trình khuyến học của chính phủ VNCH. Nhiên liệu nội địa lấy từ cây Bạch Đàn và Bồ Đề.

Ghi vào film, lúc 8 giờ sáng, ngày 10-3-1973, tại sông Chợ Lớn. Với tốc độ 125, khẩu độ 11.

Góc Phố Đông Ba Hà Nội




 Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm
  Thủ đô Hà Nội chân dung của cả đất nước, vẫn thấy hiện lên đời sống cùng cực, chú ý nhất tuổi thơ lang thang ngoài phố, mầm non của đất nước đang bị chế độ bỏ rơi !

Ghi lại vào lúc 10 giờ sáng, ngày 20/12/1978, tại Hà Nội. Với tốc độ 125, khẩu độ 11.

Nguyện Cầu




Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm
 Tiếng kinh kệ Cầu Siêu một buổi chiều, truyền ra khắp mọi nơi, đến cả lòng ngươi man man bình an, quên buồn phiền trong cảnh sống loạn ly. Nhất là Mậu Thân xứ Huế ( 1968 ). Chiến tranh tung hoành không kiên sợ tiếng dân kêu oán thán. Đất nước của bạo lực bất tùng lòng người cầu nguyện !

Ghi vào film, lúc 17 giờ, ngày 20/12/1971 tại Huế. Với tốc độ 60, khẩu độ 11.